Không ưu tiên phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể khó tiếp cận vốn

Theo chuyên gia Savills, trong tương lai các doanh nghiệp không đặt ESG (bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng) là vấn đề ưu tiên có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và nhóm người dùng cuối, từ đó kìm hãm sự tăng trưởng.

Doanh nghiệp nên tăng chi phí hay tiết kiệm hơn?

ESG – cụm từ viết tắt bởi Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp) – là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp (DN) đến cộng đồng. DN có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều chủ đầu tư trên khắp thế giới đang đưa ESG trở thành yếu tố trung tâm trong chiến lược của họ. Các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự bền vững.

Nhiều chủ trung tâm bán lẻ lớn cũng thừa nhận các dự án đảm bảo tiêu chuẩn bền vững hoạt động tốt hơn tài sản thông thường. Thị trường có thể bắt đầu thấy chi phí Green Premium (chi phí dành cho những giải pháp công nghệ xanh thay vì những giải pháp thông thường với mức khí thải cao) tăng trong những năm tới, và việc này có thể tác động lớn đến những mặt bằng có nhu cầu thuê thấp và không đạt những tiêu chuẩn về môi trường.

Doanh nghiệp không ưu tiên phát triển bền vững

Ông Tom Whittington – Giám đốc Nghiên cứu bán lẻ Savills Anh Quốc cho rằng, có một mối tương quan chặt chẽ của các bất động sản chịu thách thức về tài chính và yếu tố môi trường khi được cân nhắc về giá trị đầu tư. Chính vì vậy, các chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí thực hiện và sức ép tài chính nếu không hành động, trong khi những dự án không thay đổi có khả năng bị bỏ lại phía sau.

Ông Tom Whittington – Giám đốc Nghiên cứu bán lẻ Savills Anh Quốc.

“Nếu không thể hiện được sự tích cực trong việc thực hiện các hoạt động ESG, giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tương lai, các doanh nghiệp không đặt ESG là vấn đề ưu tiên có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và nhóm người dùng cuối, từ đó gây kìm hãm sự tăng trưởng”, chuyên gia nhấn mạnh.

Tại thị trường Việt Nam, chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá các dự án bán lẻ vẫn chưa được chủ đầu tư chú trọng nhiều đến yếu tố ESG, song nhiều tiện ích về không gian xanh cũng được bố trí trong thiết kế để khách hàng trải nghiệm khi mua sắm.

Các dự án đạt tiêu chuẩn xanh

Mặc dù vậy, ở phân khúc bất động sản văn phòng và khu công nghiệp trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu đã cung cấp cho thị trường nhiều dự án đạt tiêu chuẩn xanh, đáp ứng những yêu cầu của khách thuê. Trong bối cảnh đó, các nhà phát triển nội địa cũng đang theo đuổi các tiêu chuẩn này để hướng đến các dự án văn phòng hạng A.

“Dù chúng ta nhìn nhận vấn đề theo cách nào, chi phí của việc không hành động sẽ là gánh nặng tài chính và môi trường lớn hơn trong tương lai. Người mua sắm và cộng đồng thích không gian xanh hơn, sạch hơn và họ sẽ trung thành hơn khi các cải tiến về giá trị xã hội và môi trường được thực hiện. Nếu chúng ta muốn tạo ra các địa điểm bán lẻ. Và trung tâm thành phố bền vững và dễ đầu tư hơn. Thì việc phát triển thông qua cả ESG là điều không thể thiếu.

Điều này đòi hỏi các chủ đầu tư cần nhìn nhận qua lăng kính của người tiêu dùng. Đồng thời tương tác với khách thuê và các nhà hoạch định chính sách. Để đảm bảo tầm nhìn chung của các bên liên quan”. Giám đốc Nghiên cứu bán lẻ Savills Anh Quốc khuyến nghị.

Nâng cao giá trị bất động sản

Theo ông Tom Whittington, với các dự án bán lẻ cũ. Để nhận được những đánh giá tích cực các nhà đầu tư. Và người tiêu dùng thì điều quan trọng nhất cần thực hiện là giảm mức tiêu thụ năng lượng. Việc giảm 20% năng lượng tiêu thụ. Tương đương với tăng 5% tổng doanh thu có thể xem là một mũi tên trúng hai đích. Vừa có lợi về mặt tài chính vừa có những tác động tích cực lên môi trường.

DN bất động sản bán lẻ cần có chiến lược “xanh hóa” hiệu quả để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các chủ nhà nên tìm đến những nguồn cung ứng, sản xuất năng lượng sạch hơn. Để có thể tạo ra sự khác biệt. Rất nhiều tòa nhà bán lẻ hiện nay có mô hình xây dựng. Phù hợp với việc sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những nguyên tắc mới. Và quan trọng nhất cho DN trong tạo việc tạo môi trường xây dựng. Những trung tâm bán lẻ cần linh hoạt và chủ động hơn trong việc tìm kiếm vật liệu thay thế.

Giảm lượng thải carbon

Tái sử dụng cũng như ứng dụng các phương pháp xây dựng. Giúp giảm lượng phát thải carbon và kéo dài tuổi thọ của công trình. Việc tái sử dụng những không gian bán lẻ không phù hợp. Hoặc phát triển các dự án mới có thể được thực hiện một cách kết hợp.

Mỗi không gian bán lẻ không nhất thiết chỉ dành cho bán lẻ. Mà cần có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Người lao động cũng như dân cư của khu vực đó. Vận hành đa mục đích giúp tăng sự bền vững. Doanh thu ổn định cũng như nhiều không gian hấp dẫn.

Bất động sản bán lẻ khu trung tâm đô thị lớn mang lợi ích đặc biệt. Trong việc nâng cao giá trị xã hội và có tác động tích cực. Trong việc thúc đẩy người tiêu dùng trung thành. Các sáng kiến về xã hội và môi trường không bị tách biệt. Và được áp dụng hiệu quả nhất khi được thực hiện đồng thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *